Bệnh sốt xuất huyết xảy ra ở cả trẻ em và người lớn nhưng trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh hơn cả.
Bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra vào thời điểm nào trong năm?
Bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra vào thời điểm tháng 3 – tháng 4 và khoảng đầu tháng 7 đến tháng 11 hằng năm. Đây là thời gian thuận lợi cho sự phát triển của muỗi vằn.
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên muỗi vằn sinh sản rất nhiều. Hai khoảng thời gian này cũng chính là thời điểm bùng phát mạnh mẽ dịch sốt xuất huyết tại miền Bắc. Còn ở miền Nam, bất kỳ thời gian nào cũng có thể xảy ra dịch sốt xuất huyết do sự phân bố dày đặc của muỗi vằn.
4 giai đoạn phát triển của bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết có 4 giai đoạn phát triển quyết định tới việc bệnh có tự khỏi được hay không?
Giai đoạn 1: Ủ bệnh
Giai đoạn ủ bệnh sẽ có thời gian kéo dài trung bình từ khoảng 4 – 7 ngày. Tùy theo cơ địa và khả năng miễn dịch của từng người mà virus Dengue sẽ nhân số lượng lên dần dần, khi đủ số lượng sẽ dẫn đến biểu hiện cụ thể và bệnh sốt xuất huyết chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn 2: Sốt Dengue
Khoảng 2 – 7 ngày là thời gian kéo dài của giai đoạn sốt Dengue và đi kèm dấu hiệu tương tự như cảm cúm. Giai đoạn sốt Dengue không nguy hiểm nhưng có thể xuất hiện những triệu chứng khó chịu như nhức đầu, mệt mỏi, đau họng, buồn nôn… đặc biệt sẽ bị sốt cao từ 39 đến 40 độ C.
Giai đoạn 3: Nguy hiểm
Đa số người bệnh sẽ không không còn sốt trong giai đoạn 3, tuy nhiên đây là giai đoạn nguy hiểm nhất, mang tính quyết định xem bệnh sốt xuất huyết có diễn biến trầm trọng hay không?
Virus Dengue đã khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu đi rất nhiều ở giai đoạn 3 nên số lượng bạch cầu, tiểu cầu giảm đi đáng kể, khả năng đề kháng của người bệnh bị ảnh hưởng. Vậy nên người bệnh cần có sự theo dõi và thăm khám hàng ngày từ bác sĩ.
Giai đoạn 4: Phục hồi
Sau khi vượt qua được giai đoạn nguy hiểm, cơ thể của người bệnh sẽ phục hồi dần dần, nhịp tim và huyết động ổn định, đi tiểu nhiều, cảm giác khát nước và thèm ăn.
Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết
Cả người lớn và trẻ nhỏ đều có triệu chứng bệnh sốt xuất huyết tương tự nhau, sẽ có một trong hai trường hợp xảy ra khi người bệnh nhiễm phải virus Dengue gây bệnh là xuất huyết biểu hiện ra bên ngoài hoặc xuất huyết nội tạng.
Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết thể nhẹ (dạng cổ điển)
Ở thể nhẹ, người lớn sẽ có biểu hiện sốt xuất huyết rầm rộ hơn trẻ em. Các biểu hiện điển hình xuất hiện và không gây ra biến chứng. Trong vòng 4 – 7 ngày tính từ sau khi bị muỗi đốt truyền mầm bệnh sẽ bắt đầu bằng triệu chứng sốt và kèm theo những biểu hiện khác như:
- Đau phía sau mắt
- Đau nhức đầu nghiêm trọng
- Đau cơ và khớp
- Sốt cao lên tới 40,5 độ C
- Phát ban trên da
- Buồn nôn và nôn
· hể sốt xuất huyết gây xuất huyết nội tạng
· Triệu chứng sốt xuất huyết nội tạng sẽ bao gồm xuất huyết đường tiêu hóa và xuất huyết não.
· Khi bị xuất huyết đường tiêu hóa, người bệnh sẽ bị đau đầu bình thường và sốt nhẹ, phát ban không xảy ra. Khoảng 2 ngày sau, người bệnh sẽ đi ngoài ra máu, phân màu đen hoặc đi ngoài ra máu tươi, xuất hiện các chấm xuất huyết trên da, người mệt mỏi, da tái xanh…
· Rất khó nhận biết trường hợp xuất huyết não vì triệu chứng sốt xuất huyết sẽ không rõ ràng, người bệnh có thể chỉ bị sốt, đau đầu, tay chân tê liệt hoặc liệt nửa người, hôn mê và dẫn đến tử vong.
· Biểu hiện sốt xuất huyết Dengue (hội chứng sốc Dengue)
· Thể bệnh sốt xuất huyết Dengue bao gồm tất cả các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết thể nhẹ, kèm theo triệu chứng chảy máu, huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt, hạ huyết áp…
· Đây được coi là thể bệnh nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết, xảy ra ở người bệnh trong lần nhiễm bệnh sau, khi cơ thể đã có miễn dịch chủ động hoặc thụ động với một loại kháng nguyên virus. Bệnh sẽ tiến triển nặng hơn sau khoảng 2 – 5 ngày và gây tử vong nhanh chóng.
Biện pháp phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết
Qua vật trung gian là muỗi vằn, bệnh sốt xuất huyết có thể lây truyền từ người sang người. Vậy nên để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết hiệu quả nhất, cần thực hiện các biện pháp sau:
- Vệ sinh sạch sẽ, thoáng đãng nơi ở, môi trường sống, sinh hoạt
- Thu gom, tiêu hủy những vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà
- Không tích trữ nước trong nhà, đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng
- Phát quang bụi rậm quanh nhà, ngoài vườn
- Xử lý nguồn nước, khơi thông cống rãnh xung quanh nhà
- Ngủ màn để tránh bị muỗi đốt
- Đốt nhang muỗi, dùng vợt muỗi, phun thuốc diệt muỗi để tiêu diệt muỗi vằn
- Sử dụng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi ở vị trí các ô thoáng, cửa sổ, cửa ra vào
- Sử dụng thuốc bôi ngoài da, mặc quần áo dài tay để tránh muỗi đốt
- Người mắc bệnh sốt xuất huyết cần được nằm ngủ trong màn, tránh muỗi đốt lây bệnh sang người khác
Mỗi người cần chủ động động tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, phòng ngừa sốt xuất huyết để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cả gia đình.
Với tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay, mỗi năm Bệnh viện Dệt May đều ghi nhận số ca sốt xuất huyết lên đến hàng trăm ca. Bệnh viện Dệt May đã đáp ứng tốt yêu cầu cấp cứu, điều trị của bệnh nhân:
- Phòng điều trị nội trú sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo vệ sinh.
- Đội ngũ y, bác sĩ nhiệt tình, tận tâm và có nhiều năm kinh nghiệm chuyên môn.
- Thủ tục khám và cấp cứu được CBYT hỗ trợ nhanh gọn, không để BN chờ đợi lâu
- Không gian Bệnh viện rộng rãi, yên tĩnh, trong lành tạo cảm giác thoải mái khi điều trị
- Nhiều tiện ích khác như có bãi đỗ xe rộng, căng tin BV có phục vụ cơm đầy đủ chất dinh dưỡng,…
Cùng với sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Bệnh viện Dệt May tự tin có thể mang đến sự phục vụ tốt nhất cho BN và sự hỗ trợ hiệu quả cho các cơ quan, quận, phường lân cận.
∆ Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Dệt May chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn: vncdc.gov.vn & Phòng Marketing Bệnh viện