Đối tượng nào được xác định là hộ nghèo?
Thực hiện theo khoản 7 Điều 3 Nghị quyết số 128/2020/QH14, trong năm 2021, chưa thực hiện điều chỉnh mức chuẩn nghèo. Do đó, mức chuẩn nghèo trong năm 2021 sẽ được áp dụng theo Quyết định 59/2015/QĐ-TTg. Cụ thể, hộ nghèo được xác định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 59 như sau:
* Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng - 01 triệu đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
* Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 - 1,3 triệu đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Trong đó, các dịch vụ xã hội cơ bản gồm 05 dịch vụ: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin.
Chính sách ưu đãi cho bệnh nhân nghèo đi khám chữa bệnh
1 - Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí
Nhằm hỗ trợ và đảm bảo việc được tiếp cận các dịch vụ y tế, Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) đã dành cho người dân thuộc hộ nghèo nhiều quyền lợi, trong đó có quyền lợi về việc cấp thẻ BHYT.
Cụ thể, khoản 9 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định, người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc theo nhóm do ngân sách nhà nước đóng.
Theo đó, người thuộc hộ nghèo không phải mất tiền mua BHYT mà sẽ được cấp thẻ miễn phí để hưởng các quyền lợi về BHYT.
2 - Ưu đãi về mức hưởng BHYT
* Khám chữa bệnh đúng tuyến: Được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh.
Quy định này được ghi nhận tại điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018. Theo đó, người thuộc hộ gia đình nghèo khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến sẽ được Quỹ BHYT thanh toán chi phí trong phạm vi được hưởng với mức hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh.
Trong khi đó, người không thuộc nhóm đối tượng chính sách phần lớn chỉ được hưởng 80% chi phí khám chữa bệnh trong trường hợp đúng tuyến.
* Khám chữa bệnh trái tuyến:
- Đang sống ở vùng có điều kiện khó khăn, đặc biệt khó khăn:
Căn cứ khoản 5 Điều 22 Luật BHYT năm 2008, sửa đổi 2014, người thuộc hộ nghèo đang sinh sống tại vùng có điều kiện khó khăn, đặc biệt khó khăn đi khám chữa bệnh trái tuyến được Qũy BHYT thanh toán theo mức hưởng đúng tuyến như sau:
Tuyến |
Mức hưởng |
|
Huyện |
Khám chữa bệnh |
100% |
Tỉnh |
Điều trị nội trú |
|
Trung ương |
- Không sống ở vùng có điều kiện khó khăn, đặc biệt khó khăn:
Theo khoản 3 Điều 22 Luật BHYT năm 2008, sửa đổi 2014, người thuộc hộ gia đình nghèo thông thường đi khám chữa bệnh trái tuyến được hưởng theo đúng tuyến với tỷ lệ như sau:
Tuyến |
Mức hưởng |
|
Huyện |
Khám chữa bệnh |
100% |
Tỉnh |
Điều trị nội trú |
|
Trung ương |
Điều trị nội trú |
40% |
3 - Hỗ trợ tiền ăn cho bệnh nhân nghèo nằm viện
Theo khoản 3 Điều 1 Quyết định 14/2012/QĐ-TTg, người thuộc hộ nghèo khi điều trị nội trú các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên được hỗ trợ tiền ăn với mức tối thiểu 3% mức lương tối thiểu chung/người bệnh/ngày.
Như vậy, khi phải điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến huyện trở lên, người bệnh sẽ được nhận tiền ăn như sau: Tiền ăn/người/ngày = 3% x 1,49 triệu đồng = 44.700 đồng
(Mức lương cơ sở áp dụng năm 2021 là 1,49 triệu đồng)
Số tiền này dù không lớn nhưng đã góp phần hỗ trợ người bệnh khi bản thân họ vốn đã có thu nhập thấp, giờ lại phải nằm viện điều trị làm cho nguồn tài chính càng khó khăn.
4 - Mức hỗ trợ chi phí đi lại, chuyển viện
Cũng theo khoản 3 Điều 1 Quyết định 14/2012/QĐ-TTg, ngoài việc được hỗ trợ tiền ăn, bệnh nhân nghèo còn được hỗ trợ tiền đi lại từ nhà đến bệnh viện, từ bệnh viện về nhà và chuyển bệnh viện trong các trường hợp:
- Khi điều trị nội trú tuyến huyện trở lên;
- Cấp cứu;
- Tử vong;
- Bệnh quá bặng và và người nhà có nguyện vọng đưa về nhà nhưng không được bảo hiểm y tế hỗ trợ.
Mức hỗ trợ được quy định như sau:
- Sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở y tế Nhà nước: Chi phí vận chuyển cả chiều đi và về cho cơ sở y tế chuyển người bệnh bằng 0,2 lít xăng/km theo khoảng cách vận chuyển và giá xăng tại thời điểm sử dụng và các chi phí cầu, phà, phí đường bộ khác (nếu có).
Có nhiều hơn một người bệnh cùng được vận chuyển thì mức thanh toán chỉ tính như vận chuyển một người bệnh.
- Không sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở y tế Nhà nước: Thanh toán chi phí vận chuyển một chiều đi cho người bệnh bằng 0,2 lít xăng/km cho một chiều đi tính theo khoảng cách vận chuyển và giá xăng tại thời điểm sử dụng.
Nguồn: Luật Việt Nam
(https://luatvietnam.vn/bao-hiem/quyen-loi-cho-benh-nhan-ngheo-di-kham-chua-benh-563-28655-article.html)